Sunday, May 19, 2019

THE TREES & THE ROOTS - CÂY VÀ CỘI


     We are living in the first quarter of the 21th century, every day we have seen and heard about the robot, the test tube baby, even some business are now offering robot services, but luckily we have yet seen any human baby come from robot. I’m getting sweat just for thinking of it, whoop! Whether or not the robot era is going to come, we still living as much human as we have been, so daily we have face with many uncertainty things created by mother nature, the most simply we face during rainy season, each time there is rain accompanied with the wind gust or mudslide we have seen some trees are uprooting and falling down, but many are standing still. We all know the tree is strong and healthy depending on its roots naturally and fertilizing ground for the garden plants; if the roots are losing the ground the tree will fall, or the tree is cut off from its’ roots it’ll die (except Bonsai, I don’t know about it), same for human. Every human know we are not falling from the sky or grow from the ground, each one person has his/her own parents, grand-parents and so on running back to the ancestor time; However not many of us has a chance to see even Great-Grand-Parents either, therefore forgot about Great or Great-Great, etc… is human normal can be forgivable. Not all, but for some gracefully and luckily has been received care from his/her Grand-Parents long or short depending on the circumstances; so at least when we are growing up, we need to know the people from whose we came to life are still around us from our Grand-Parents to our generations and so on following down the line, try to make a spirit and moral bond connection, it will make our family even more supportive and stronger mentally and physically as well. Everyone understand that we are not living in the ancient time, or in the small tribe deep in the rain forest, for survival we are scattering thin everywhere around the country even the globe. But no one has asked their children to feed or care for their seniors daily, all we need is to think about our roots is occasionally once in a while or during the special event such as Valentine, Thanksgiving, New Year, or during our vacation, thousand of events around the year you name it make whether a phone call, a greeting card  to them is enough! That is the way to remember and it would make someone’s life in your own family feel happier than ever for the rest of their lives!

Nctd, 2019



CÂY VÀ CỘI

    Loài người đang bước vào năm thứ 19 của thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học siêu vi mà hàng ngày chúng ta thường nghe nói đến người máy, xe xhạy không người lái hoặc trẻ thơ được sinh ra từ tế bào tạo hình nơi phòng thí nghiệm, và trên thực tế đã có một vài công ty bắt đầu thực hiện thay thế việc xử dụng năng lực con người bằng người máy trong một vài dịch vụ; May mắn thay chúng ta chưa thấy các nhà khoa học cho người máy sinh ra hài nhi thật, thú thật chỉ nghĩ đến nếu việc này là sự thật cũng đã lạnh người toát mồ hôi hột rồi. Tuy nhiên cái kỷ nguyên loài người sống chung với người máy có xảy ra trong thế kỷ này hay không, hiển nhiên chúng ta vẫn đang sống là những con người thực sự do cha mẹ sinh ra một cách tự nhiên như từ thuở khai thiên lập địa, và hàng ngày con người vẫn phải đương đầu với những tai họa do thiên tai mang đến, thông thường nhất chúng ta thường gặp hàng năm trong mỗi mùa mưa khi có giông tố mạnh hay những cảnh đất trùi, đất lở xẩy ra là có cây cối gẫy đổ bên cạnh những cây vẫn đứng trơ trơ. Như tất cả mọi người đều biết cây vững mạnh là nhờ ở rễ bám vững chắc vào lòng đất hoặc phân bón cho đất thêm mầu mỡ giúp cây tươi tốt như trong vườn nhà; nếu rễ không bám vững thì cây sẽ đổ khi có giông tố, hay nếu cây bị chặt đứt rễ nó sẽ chết lần lần, con người cũng vậy; ngoại trừ những người chơi cảnh Bonsai họ dùng phương pháp chặt rễ sao đó để nuôi cho cái phần gốc sống âm ỉ một thời gian rồi tái tạo cho cây mọc trở lại, điều này tôi không biết. Con người không tự nhiên mà có, không rơi xuống từ trời cao, cũng không trồi từ dưới đất trồi lên; mỗi con người sinh ra đều có cha mẹ, ông bà cứ vậy đi ngược về đến Tổ tiên; Tuy nhiên chẳng mấy người trong chúng ta có cơ hội sống cùng để biết ông bà Cố của mình, cho nên sự việc quên những người thuộc thế hệ xa xưa trong đời sống hàng ngày là chuyện thường tình của con người và được tha thứ.
    Không phải là tất cả mọi người nhưng có một số người may mắn được ông bà nội ngoại trông nom săn sóc khi còn nhỏ một thờp gian ít nhiều cũng có được sự liên hệ mật thiết giữa ông bà và cháu, vì vậy khi trưởng thành cũng nên giữ sự liên hệ ông bà cha mẹ những người trực tiếp cho chúng ta sự sống đầu tiên và con cái có được nguồn sống tiếp tục về sau, rộng hơn nữa đến anh chị em họ hàng cùng thế hệ với ta và những thế hệ kế tiếp, làm như vậy thì sự ràng buộc sẽ vững vàng trên cả phương diện tinh thần lẫn vật chất. Mọi người đều hiểu chúng ta không sống trong xã hội giống như thế kỷ trước, hay trong những bộ lạc nhỏ bé nơi vùng rừng núi hoang vu, mà vì cuộc sống mỗi người có thể phải sống rải rác mọi nơi trong nước, hoặc đôi khi ở những nơi khác trên địa cầu. Nhưng không một ai đòi hỏi con cháu phải trông nom săn sóc ông bà cha mẹ hàng ngày, mà điều cần thiết là khi có dịp chúng ta nên suy nghĩ về cội nguồn của mình. Một cú điện thoại, một tấm thiệp trong những dịp vui như ngày của Tình yêu, lễ Tạ Ơn, Năm mới, hoặc ngay cả khi ta đi nghỉ hè, có cả ngàn dịp quanh năm để bầy tỏ sự ghi nhớ điều đó ai cũng biết. Chỉ cần một hành động cũng có thể làm cho người thân của mình cảm thấy sung sướng hơn bao giờ cho những ngảy còn lại của một đời người!
Nctd, 2019

Thursday, May 16, 2019

Kỷ Niệm về Nền Giáo Dục và Toán Học Lớp Nhất Trước 1975


   Dưới thời Chính quyền VNCH (Việt Nam Cộng Hoà) ngày trước chương trình giáo dục thanh thiếu niên được chia làm ba bậc là Tiểu Học (TH), Trung Học (TrH) và Đại Học. Bậc Đại Học là bậc tự trị tùy theo từng trường và ngành nghề chuyên môn được chia học theo năm hay theo tín chỉ; Nhưng hai bậc Tiểu học và Trung học thì có thứ tự nếp nang đàng hoàng, thứ tự từng năm học được xếp ngược từ lớn tới nhỏ, năm đầu tiên cắp sách đến trường mang con số lớn nhất đến năm cuối cùng mang số nhỏ nhất. Trẻ em 5 tuổi cha mẹ ông bà dẫn đến trường nhét vào học Mẫu giáo còn gọi là lớp 6, sau Mẫu giáo là lớp Năm (cấp 1 bây giờ) rồi lên lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và cuối cùng lớp Nhất (cấp 5 bây giờ) là lớp cao nhất bậc Tiểu Học. Sau khi học hết bậc Tiểu học, học sinh lên bậc Trung học, cũng vậy bước vào năm đầu tiên là lớp Đệ Thất (cấp 6 bây giờ) rồi lên lớp Đệ Lục, Đệ Ngũ, Đệ Tứ, Đệ Tam, Đệ Nhị và lớp cao nhất là Đệ Nhất (cấp 12 bây giờ). Sau mỗi bậc có cuộc thi toàn quốc để lấy Văn Bằng cho cấp bậc đó; Mỗi ky thi có hai đợt, đợt đầu được tổ chức khoảng gần cuối tháng 6 và đợt hai vào khoảng đầu tháng 9, đợt hai để cứu vớt cho những thí sinh vì lý do nào đó chẳng may đạp nhầm vỏ chuối (thi rớt) hay không dự thi đợt đầu. Tỷ số học sinh đậu tổng cộng cả hai đợt trong khoảng 50% - 60% cho bậc Tiểu học; Bậc TH bắt buộc để chống nạn mù chữ chính phủ có đầy đủ trường sở cho học sinh từ thành thị đến thôn quê. Lên bậc Trung học (TrH) là gay go nhất, bậc Trung học lại được chia ra làm hai là TrH Đệ Nhất cấp bao gồm từ Đệ Thất đến Đệ Tứ, và TrH Đệ Nhị cấp bao gồm ba lớp Đệ Tam, Đệ Nhị và Đệ Nhất. Có tất cả ba cuộc thi  toàn quốc trong giai đoạn 7 năm TrH này, Cuộc thi đầu tiên vào cuối năm Đệ Tứ để lấy Văn Bằng TrH Đệ Nhất cấp, tỷ số học sinh đậu trung bình khoảng 50%  là cao nhất; Kế tới kỳ thi vào cuối năm Đệ Nhị gọi là Tú Tài Phần I (TT.1) và cuối cùng kỳ thi chót vào cuối năm Đệ Nhấ́t gọi là Tú Tài II hay Tú Tài toàn phần (TT.2); Tỷ số học sinh đậu cho mỗi kỳ thi này trung bình khoảng 30% là cao lắm; Sở dĩ có sự hạn chế vì nhiều lý do trong đó có ba nguyên nhân chính: Thứ nhất Bộ Giáo Dục (BGD) không có đủ số trường Trung học Công Lập để thu nhận tất cả học sinh đã qua bậc Tiểu học, trường công là trường do chính phủ quản trị và tài trợ̣ học sinh không phải đóng tiền học; Thứ hai BGD không đào tạo kịp Giáo Sư Trung Học để cung ứng cho nhu cầu trên toàn quốc, Thứ ba nền kinh tế còn quá yếu kém vì chiến tranh, không cung ứng đủ công ăn việc làm cho giới trẻ sau khi rời ghế nhà trường; Bởi thế cho nên mới có những cuộc thi để loại bớt số học sinh tiếp tục lên cao.
 
   Cũng vì số trường Trung học Công Lập quá ít nên muốn thi vào lớp Đệ Thất năm đầu tiên bậc Trung học, học sinh bắt buộc phải có chứng chí thi đậu bằng Tiểu học, thường mỗi trường chỉ nhận khoảng từ 100 tới 200 học sinh mỗi năm tùy theo trường lớn nhỏ, thành thị hay quận lỵ, mà con số thí sinh nộp đơn thì lên tới cả chục lần; Không thi đậu vào chỉ còn mỗi nước là học trường tư, trường Tư thì phải đỏng học phí hàng tháng, nhiều phụ huynh không đủ khả năng tài chánh để cho con em theo học tiếp nên đành bỏ ngang, cái khổ của xứ nghèo chậm tiến là vậy! Học trường tư thì nhà trường không đòi hỏi phải có bằng TH khi xin vào học; BGD cũng không bắt buộc phải có bằng TH mới được nộp đơn thi bằng TrH đệ nhất cấp, ngoại trừ kỳ thi Tú Tài 1 và Tú Tài 2 bắt buộc mọi thí sinh phải có bằng cấp dưới kế trước. Nói là thi lấy Văn Bằng nhưng hình như chẳng mấy ai nhìn thấy cái Văn Bằng nó ra làm sao, cá nhân tôi cũng không lấy bằng mà chỉ có giấy chứng thư đã đậu kỳ thi Văn Bằng này nọ mà thôi, và chỉ cần cái giấy đó xuất trình bất cứ cơ quan nào đòi hỏi công cũng như tư thế là đủ; Chứng thư hay chứng chỉ được BGD cấp phảt ba tháng sau khi đã có công bố kết qủa cuộc thi, còn Văn Bằng thì phải chờ tới hai, ba năm xin mới có mà phải mất tiền kể ra cũng không nhỏ so với học sinh nhà nghèo; Chính cá nhân tôi lên Ty Học Chánh Tiểu học BGD ở Sài Gòn để xin Văn Bằng Tiểu Học, một năm sau khi tôi thi đậu thì được trả lời năm sau trở lại mới xin được và phải đóng lệ phí khoảng mấy chục đồng mà hồi đó̀ tôi tính nhẩm cũng gần cả tháng tiền qùa sáng nên tôi bỏ luôn, sau này những bằng cao hơn tôi cũng chẳng xin làm gì.

   Còn về chương trình học ngay tớỉ giờ phút này so sánh với các con tôi học ở xứ văn minh này tôi nhận xét thấy chương trình bậc Trung học tôi được dạy thật tuyệt vời, bởi nó cung cấp đầy đủ số vốn liếng về toán học cũng như kiến thức căn bản trong đời trên nhiều lãnh vực từ văn học, khoa học đến xã hội, sử, địa không những chỉ học về nước Việt mà còn nhiều nước có tiếng trên trường quốc tế nữa, đặc biệt hơn cả nó đào tạo một người thanh niên có đủ khả năng để sẵn sàng bước vào đời hay tiếp tuc học lên cao. Duy chỉ có hai điều sơ sót tôi nhận thấy; Thứ nhất về vấn đề thể dục thể thao quá tệ hại, nhất là trường tư hầu như hoàn toàn không có vấn đề này trong chương trình giáo dục, trường công cũng vậy mỗi buổi sáng chỉ xếp hàng tập dơ tay dơ chân vài ba phút thế là xong, trong khi học sinh TrH đang độ tuổi xuân thì sung sức, cơ thể đang hồi tăng trưởng tốt nhất của một đời người thì lại không được rèn luyện, bỏ phí cả hai thế hệ thanh thiếu niên thời đó với cơ thể không mấy gì coi là tráng kiện nếu không muốn nói là yếu đuối suy nhược. Thứ hai nói về Toán học cho lớp nhất bậc Tiểu học theo tôi là một chương trình ngoài khả năng hiểu biết và suy nghĩ cho một bộ óc của đứa trẻ 10 tuổi bình thường, nhất là đại đa số dân Việt ngày đó sống ở miền quê hơn là thành thị, mà học sinh vùng quê có bao giờ được ăn học đàng hoàng đến nơi đến chốn bởi loạn lạc chiến tranh; Tôi muốn nói đến toán động tử tính toán thời gian và vận tốc của những vật di động. vâng chính thằng bé tôi đã chứng kiến hai thầy dạy tiểu học vùng quê tôi giải không ra một bài toán động tử nói chi là thằng bé tôi nhà quê này. Khổ nỗi mấy ông thầy ra đề thi lại cứ tưởng là học sinh mình toàn là dân thị thành học hành giỏi ca,̉ hay thầy muốn khoe tài nên kỳ thi nào các thầy cũng múa bút phết cho một bài toán xe chạy ngược chạy xuôi rồi bắt tính toán xem nó gặp nhau ở đâu để mà né kẻo lại đâm xầm vào nhau chết tiệt cả đám, đó là nguyên nhân mà tôi phải thi ba năm mới đậu đúng là thằng bé tôi dốt đặc cán mai!!! Rớt thì kệ rớt bố mẹ tôi cứ bắt tôi học "đúp" tức học lại lớp nhất hai năm trời chắc có lẽ tại vì nhà nghèo không có tiền đóng học phí cho hai anh em tôi. Nhưng đến năm thứ ba thì tôi không chịu nằng nặc xin bố mẹ cho học tư và tiếp tục học lên TrH chứ không đúp nữa, khi ấy tuổ̉i cũng lớn hơn, trí óc vỡ, sáng ra nên hiểu ra cách xe chạy ngược xuôi ra sao, và cũng có lẽ nhờ leo xe buýt đi cọp hoài bị ông lơ soát vé nắm lỗ tai kéo ra khỏi chỗ đầu máy tống cổ xuống, năm sau tôi nộp đơn thi lại đó là lần thứ ba mới đậu nổi cái mảnh bằng Tiểu học chỉ đủ để chống nạn mù chữ!!!

Nctd, 2019
  

Monday, May 13, 2019

Ngày Vinh Danh Mẹ



    Hôm nay là ngày vinh danh những bà Mẹ trên đất Mỹ, mỗi năm ch có một ngày đó là ngày ch nhật tuần lễ thứ nhì ca tháng 5, từ vài ba ngày trước ông đã thấy các cửa hàng hoa,  các siêu thị, chợ búa chợ nào chợ nấy hoa bán chạy như tôm tươi, các nhà hàng ăn khỏi nói hôm nay khách ra vào đông nườm nượp, nhiều nơi phải xếp hàng dài dằng dặc đợi chờ. Khác với phần đông các gia đình người Việt ở VN, ở các xứ văn minh Âu Mỹ cha mẹ con cái thường sống riêng rẽ nên những ngày gia đình xum họp hàng năm rất ít, họ phải tận dụng những ngày lễ hội như ngảy hôm nay, còn ông thì được người ta cho là đại phúc vẫn còn mẹ và sống bên mẹ hàng ngày;

Người ta "ngày Mẹ" một ngày
Còn ông "ngày Mẹ" mỗi ngày quanh năm

    Tuy khoa học đã tiến bộ vượt bực tuổi thọ con người trung bình cng chỉ khoảng 80-85 đã là thọ rồi; ở tuổi 80 hầu như chưa ai cần lệ thuộc nhờ v vào con cái hay người khác trong vấn đề ăn uống và các sinh hot hàng ngày ngoi trừ những người bệnh tật. Đt được tuổi Đi Th 90 đ là hiếm hoi mà vượt qua được tuổi này li càng ít hơn, ha hoằn lắm mới có người tới được Đi trường th, 100 tuổi. Đây là trường hợp m ông, đầu năm tới c tròn 100 tuổi.

Mẹ ông vài tháng “100
Còn ông sinh nhật “75” tháng rồi

    Nhìn quanh trong đám bạn bè ông ngay cả những người tuổi 70 trở xuống số người còn cha mẹ cũng rất thưa thớt, chỉ có vài ba người và không một ai phải tự tay trông nom săn sóc cha mẹ mình cả, họ là những người đang được hưởng thụ, thong dong tha hồ đi đó đi đây chẳng phải bận bịu cũng chẳng phải lo chăm sóc ai, có chăng là trông nom cháu nội cháu ngoại cho tinh thần thoải mái vui vẻ, đó cũng là điều thú vị vì trẻ con cũng là liều thần dược chống lão hóa mà, khi nào muốn đi du lịch cứ việc nói con cái đưa lũ nhỏ̉i nhà trẻ là tha hồ mà đi. Còn ở tuổi 75 trở lên bạn bè ông tuyệt không một ai còn cha mẹ ngoại trừ ông chẳng có thì giờ rảnh rỗi để nghỉ ngơi nói chi hưởng thụ và du lịch đó đây, mà ngược lại chính cá nhân ông vẫn còn phải trực tiếp cái bổn phận làm con, phải trông nom hầu hạ mẹ mỗi ngày.

Mỗi ngày ba bữa canh ăn
Vừa ra khỏi cửa phải căn giờ về
Canh nồi thịt cá kẻo khê
Nấu cơm phi do canh rau phi nhừ
Hỏi mẹ ăn chi cũng ừ
Nhưng mẹ chỉ́p món vừa nấu xong
Thương mẹ ông không đành lòng
Nhưng ngày nấu nướng không khùng cũng điên
Ông cũng bệnh tật triền miên
Đứng lâu chân cẳng lưng tê rần rần
Mặt mày mắt đổ hoa vân
Nhưng làm chi được chịu phần vậy thôi!

    Ông cũng không phải là con độc nhất còn lại nhưng những người em ông thì chẳng giúp được gì, có cũng như không nên đôi khi ông nghĩ thà không có đỡ phải nghĩ suy!
  
    Buổi chiều mấy thằng con muốn đưa gia đình ra ngoài ăn mừng "ngày Mẹ" nhưng sợ bà nội chờ đợi lâu và không ăn được thức ăn Mỹ, chúng đề ngh mua Phở mang về nhà để bà nội ăn nhưng ông suy nghĩ "ngày Vinh Danh Me"̣ để mẹ ông ngồi ăn một mình cô đơn ở nhà ông không đành lòng, dù nhiều lúc ông rất khó chu và bực mình vì tính tình và những việc m làm trái ông, nhưng từ đáy lòng ông rất thương mẹ ông đề ngh lại với các con ông thay vì đi ăn tiệm Mỹ thì tới nhà hàng Việt để dẫn bà nội cùng đi chung vui với con cháu có hơn không và đó là điều duy nhất ông có thể làm thêm mừng "ngày Mẹ" hôm nay!

Nctd, 2019